10 ứng dụng kiến thức về não bộ để cuộc sống hạnh phúc hơn

1. Sự kiện + phản ứng  Kết quả.

Sự kiến (chiếm 10%) + phản ứng (chiếm 90%)

Phản ứng tích cực  kết quả tích cực.

Phản ứng tiêu cực  kết quả tiêu cực.

Nghiệm lý: chúng ta đến với thế giới này để tiến hóa và tu sửa. Trong đó: sự kiện là bài tập. Nên cần chủ động đó nhận. Giải bài tập để ta trưởng thành hơn. Do đó cần bình tĩnh, nhẫn nại, kiên trì, kiềm chế cảm xúc, chuẩn bị tinh thần vui vẻ để đón nhận.

2. Đi tìm nguyên nhân không nhìn kết quả.

Ví dụ: Con làm bể cốc nước thì đừng nhìn cốc nước đã vỡ mà nên hỏi con tại sao lại làm vỡ cốc nước. Hãy để cho con được tự trả lời các câu hỏi, ta chỉ là người gợi mở: What, Why, Who, When, Where, còn gì nữa không? (Bài tập của con hãy để con tự giải, ta chỉ là người hỗ trợ). Tìm giải pháp bằng cách đặt câu hỏi: How làm thế nào? Còn gì nữa không?

Ví dụ: Lý do con làm vỡ ly nước là do đi nhanh, không để ý chướng ngại vật. Hãy để con tự sửa, sửa nhiều lần thành thói quen, chớ khi con làm hư hỏng gì đó lại bắt lỗi, quát nạt dần dà con sẽ hình thành thói quen đỗ lỗi, chối bỏ, nói dối. Quá khứ đã qua chúng không nên bới móc lại không giải quyết được vấn đề.

3. Não chỉ nhận và ghi nhớ được thông tin vui vẻ và tập trung.

+ Tạo các thời điểm tốt như: đưa con đến trường, tập thể dục cùng con, buổi tối trước khi đi ngủ.

+ Khi con đang chăm chú vào việc gì đó mà mình cần truyền đạt một thông tin gì đó cần vỗ vào vai con để con tập trung vào lời mình nói và yêu cầu nhắc lại điều mình nói.

+ Cùng nhau đúc kết bài tập ngày hôm nay trong buổi tối khi trên giường ngủ.

+ Các câu hỏi gợi mở: hôm nay con học được những gì? Ước mơ của con là gì?…

4. Hỏi + nói  thấu hỏi Ví dụ: ngày sinh nhật hỏi vợ e thích mua cái gì? Thích ăn món gì? ở đâu?… đừng tỏ ra bí ẩn, bất ngờ, đôi lúc lại phản tác dụng.

5. Ba bước trong giao tiếp.

a. Lắng nghe.

+ Khóa miệng, gật đầu, còn gì nữa không?

+ Chỉ lắng nghe, không phân tích

+ Đặt mình vào vị trí người nói để hiểu họ đang muốn gì

b. Đồng thuận. + Họ luôn đúng với góc nhìn của họ. Nên phải là đồng đội của họ trước, sau đó hỏi thêm để khai thác thông tin. c. Thỏa thuận và điều chỉnh + Hỏi lợi, hại  đưa ra QĐ, giải pháp cho lần sau. 6. Tập trung vào mặt tích cực

:>

– Điều đáng sợ nhất và cuối cùng là cái chết. Ngoài điều này ra, tất cả các mặt đều có mặt tích cực. Nên luôn hướng tâm trí của mình về mặt tích cực.

7. Yêu thương, khen ngợi và ghi nhận.

– Dù kết quả học của con chưa đạt kỳ vọng của mình thì cũng phải khen ngợi con, nói về các điều mà con đã làm được và định vị giúp con có thể làm tốt hơn kết quả đã làm được trong lần tiếp theo.

8. Tôn trọng sự khác biệt.

9. Nhận trách nhiệm

– Lỗi còn ở thiên hạ thì mình sẽ chưa thể thành công.

– KH từ chối tức có điều gì đó mình nói chưa đúng, cần phải tìm điểm chưa đúng để sửa lại.

– Bản thân mình làm sẽ có đúng có sai, bạn mình làm cũng có sai có đúng. Quan trọng là phải tìm thấy được điểm sai của nhau mà chỉnh sửa để cùng nhau tiến bộ. Trách tình trạng bơi móc khuyết điểm để làm gia tăng mâu thuẫn.

10. Niềm tin tích cực – Niềm tin không có đúng có sai. Tin gì thấy đó. – Con là những gì chúng ta nói và nghĩ. – Hãy học những người thành công, đừng nghe những lời xì xầm của ngoài xung quanh để rồi đánh mất niềm tin vào điều mình mong muốn.

Recommended Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *