Bố mẹ coi trọng điểm 9, điểm 10 của con là nên hay không nên?

Đây là chủ đề mà bản thân chính bố mẹ đã từng trải qua việc học thì ai cũng thích mình thi được 9,10 điểm, được nhận phần thưởng, vì cảm thấy hãnh diện với bạn bè, thầy cô, ba mẹ, và người thân. Bởi thời điểm còn nhỏ chỉ có 2 nhiệm vụ chính là: Học và chơi không mà. Mỗi lần hết học kỳ người lớn luôn là những câu hỏi, thi được mấy điểm, có được học sinh giỏi không? Lớp con có mấy bạn học giỏi…bla các kiểu… chỉ nói về điểm số. Chứ không có kiểu năm nay con đã học thêm được kỹ năng gì. Nếu điểm thấp, không được lên lớp thì sẽ bị la rầy: Chỉ có ăn với học mà cũng không xong nữa. Đây là chuyện thường nhật quá quen thuộc của thực trạng hiện nay.

I> NGUYÊN NHÂN GỐC RỄ LÀ:

Tư duy của bố mẹ hay người thân khi đánh giá con qua điểm số có thể được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:

  1. Áp lực và kỳ vọng: Bố mẹ thường có kỳ vọng cao đối với con và có thể đặt áp lực lớn trong việc đạt điểm số cao. Điều này có thể làm cho họ chú trọng quá mức vào điểm số và coi nó như tiêu chí duy nhất để đánh giá thành công của con.
  2. Khả năng hiểu biết về học tập: Sự hiểu biết của bố mẹ về quá trình học tập cũng ảnh hưởng đến cách họ đánh giá điểm số của con. Nếu họ hiểu rõ rằng điểm số chỉ là một phần của hành trình học tập và phát triển, họ có thể đánh giá con dựa trên nhiều yếu tố khác ngoài điểm số.
  3. Sự so sánh: Đôi khi, bố mẹ có thể so sánh con của mình với những người khác, đặc biệt là với các em nhỏ trong gia đình hoặc những người bạn cùng lứa tuổi. Điều này có thể làm gia tăng áp lực và thậm chí ảnh hưởng đến cách họ đánh giá con thông qua điểm số.
  4. Sự quan tâm đến sự phát triển toàn diện: Một số bố mẹ coi điểm số chỉ là một phần trong sự phát triển toàn diện của con. Họ có thể tập trung vào việc khuyến khích con phát triển kỹ năng xã hội, tư duy sáng tạo và lòng kiên nhẫn, thay vì chỉ quan tâm đến điểm số.

Theo ý kiến cá nhân của mình thì ngoài điểm số thì cha mẹ nên giữ một cách nhìn toàn diện về sự phát triển của con, không chỉ dựa vào điểm số mà còn xem xét các khía cạnh khác của con, đặc biệt là sự tiến bộ và cố gắng của con trong quá trình học tập và phát triển cá nhân.

II> Để tránh bị áp lực quá mức về điểm số của con, bố mẹ có thể thực hiện một số điều sau đây:

  1. Tập trung vào quá trình học tập: Thay vì chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng là điểm số, hãy quan tâm đến quá trình học tập của con. Hỏi con về những gì con đã học được, những khó khăn con đã vượt qua và những thành tựu nhỏ trong quá trình học.
  2. Khuyến khích sự tự tin: Hãy tạo điều kiện để con tự tin thể hiện khả năng của mình. Khuyến khích con tham gia vào những hoạt động mà con yêu thích và cảm thấy hạnh phúc khi được tham gia. Để thông qua đó con sẽ tìm thấy những đam mê, và ta sẽ phát hiện ra những tiềm năng cho con.
  3. Xác định mục tiêu cá nhân: Thay vì so sánh con với người khác, hãy tập trung vào việc xác định mục tiêu cá nhân phù hợp với năng lực và sở thích của con. Hỗ trợ con để họ phát triển và cải thiện theo hướng mà họ mong muốn. Bởi mỗi đứa trẻ thì cấu tạo bộ não là khác nhau, norron thần kinh phân bổ khác nhau, không đứa trẻ nào giống nhau cả, con sẽ có những thế mạnh riêng, quan trọng là cứ cho con trải nghiệm để tìm ra tiềm năng mạnh của con để phát huy.
  4. Tạo không gian để thất bại và học hỏi từ đó: Bố mẹ xác định tâm lý là cứ để con được trải nghiệm, thành công hay thất bại thì vẫn ok, quan trọng là từ đó con sẽ có bài học trải nghiệm, cơ hội học hỏi quý báu, học cách đối diện với thất bại, những chuyện thắng hay thua điều là rất bình thường như câu: ” Những kẻ nên khôn đều có dại, làm người có dại mới nên khôn”
  5. Hỗ trợ và khích lệ: Luôn sẵn lòng hỗ trợ và khích lệ con trong quá trình học tập. Hãy thể hiện sự quan tâm, tôn trọng và tin tưởng vào khả năng của con.
  6. Thảo luận và lắng nghe: Làm sao mà tâm lý con sẽ luôn tin tưởng ba mẹ, như những người bạn tri kỷ thân thiết nhất. Con sẽ dễ dàng chia sẻ thảo luận với bố mẹ về cảm xúc và suy nghĩ của con về việc học tập và điểm số. Lắng nghe và hiểu được góc nhìn của con. Để tìm ra nguyên nhân gốc rễ tại sao con chưa hiểu bài, và có hướng hỗ trợ cho con phù hợp như: Đổi không gian học tập, thay đổi cách học, phương pháp học cho con, hoặc thuê người kèm cho con…nói chung là phù hợp với con.
  7. Nếu là một đứa trẻ Việc đánh giá khả năng của con thông qua điểm số trên trường có thể cần được xem xét một cách cẩn trọng. Điểm số có thể cung cấp một cái nhìn tổng quát về hiệu suất học tập của con, xác định rằng con đã hiểu bài hay chưa, nhưng không thể phản ánh đầy đủ về tất cả các khía cạnh của con người và khả năng của con được.
  8. Có những yếu tố khác cũng quan trọng trong việc đánh giá mức độ thành công và tiềm năng của một đứa trẻ. Kỹ năng xã hội, khả năng giao tiếp, sự sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề, và đặc biệt là sự tự tin và lòng kiên nhẫn cũng rất quan trọng mà không thể đo lường bằng điểm số.
  9. Việc đánh giá con thông qua điểm số cần được kết hợp với việc đánh giá tổng thể về năng lực và phẩm chất cá nhân của họ. Điều này có thể bao gồm quan sát hành vi, thảo luận với giáo viên và tìm hiểu về sở thích, mục tiêu và ước mơ của con để có cái nhìn toàn diện hơn về con bạn.

Nhớ rằng, việc quan trọng nhất là xây dựng môi trường khích lệ con phát triển, mà không tạo ra áp lực không cần thiết từ điểm số. Sự ủng hộ và khích lệ từ bố mẹ sẽ giúp con tự tin và hạnh phúc hơn trong hành trình học tập và phát triển nhân cách của con trong tương lai.

Recommended Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *